Hướng dẫn lập trình kéo thả các thiết bị cơ bản với CloverBlock

09/10/2018
huong-dan-lap-trinh-keo-tha-cac-thiet-bi-co-ban-voi-cloverblock

Hướng dẫn lập trình kéo thả các thiết bị cơ bản với CloverBlock
    Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức lập trình của CloverBlock  với những thiết bị cụ thể như nút nhấn, đèn led, cảm biến cơ bản. Phần mềm giới thiệu trong bài viết là CloverBlock version 1.2 và các thiết bị trong bộ Clover EDU Starter. 

1. Clover Alpha Board
Thiết bị xử lí trung tâm của cả hệ thống Clover là board mạch Clover alpha, đây là một kit lập trình có lõi giống với Arduino UNO R3 tức là sử dụng con chip Atmega 328P, sản phẩm Arduino nói chung Clover Alpha được tích hợp một số ngoại vi lên trên để tiện cho việc lập trình và thực hành.

                                   Cấu tạo của Clover Alpha Board

  Module wifi/Bluetooth có thể tháo rời, cổng USB mini để cắm dây nạp

                    Bảng danh sách thiết bị ngoại vi của Clover Alpha

   Trên Clover Alpha, các kết nối vật lí bằng dây phức tạp được triệt tiêu hoàn toàn, thay vào đó là việc sử dụng chuẩn cáp RJ11 trong kết nối và định nghĩa các kết nối bằng màu sắc, chúng ta chỉ cần nhớ cùng màu là có thể kết nối với nhau.

Đèn LED xanh được phép kết nối với bất kì Port nào, trong khi module điều khiển động cơ chỉ có thể kết nối với Port 1 chứa màu cam

                   Bảng ghi chú màu sắc tương ứng với tính năng trên Clover Alpha

       Click Edit chọn Preferences để thiết lập cổng COM và ngôn ngữ

Cổng COM chỉ hiện khi cáp USB mini được kết nối vào Clover Alpha và máy tính, có thể chọn ngôn ngữ là Tiếng Anh, Tiếng Việt, Tiếng Việt chú thích (các phần cơ bản là Tiếng Anh, các phần mô tả, giải thích là Tiếng Việt )

                              Chọn ví dụ Blinky trong phần Examples

                    Nhấn nạp chương trình và chờ quá trình nạp thực hiện

3. Lập trình kéo thả với CloverBlock
   Với CloverBlock lập trình các tính năng cơ bản trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi chúng ta chỉ cần kéo thả các khối Block tương ứng, cùng với đó là sự tối ưu của phần cứng thì những rắc rối như: không thể triển khai logic, không tìm được thư viện, cắm nhầm dây tín hiệu… sẽ không còn là rào cản nữa.

                            Chương trình bật/tắt đèn sử dụng nút nhấn

                                    Tự động bật đèn khi trời tối

                                     Đo nhiệt độ hiển thị LED 7 đoạn

                                 Hiển thị hình ảnh lên LED matrix

                       Thay đổi trạng thái khuôn mặt trên LED Matrix

4. Tổng kết

  • Lập trình kéo thả với CloverBlock cực kì thích hợp cho việc triển khai tư duy logic mà chưa cần phải bận tâm đến các cấu trúc câu lệnh phức tạp.

  • Để hiểu hơn về CloverBlock và ngôn ngữ lập trình kéo thả trong dạy và học STEM các bạn có thể đọc chi tiết tài liệu “Học lập trình cùng CloverBlock”.

  • Hệ thống các cảm biến, module của Clover đã được chuẩn hóa và liên tục được bổ sung, đặc biệt là những tính năng liên quan đến robotic và IOT.

Bài sau: Ở bài viết sau  Clover sẽ chia sẻ đến các bạn chi tiết về robot STEM Clover Car- robot có thể được điều khiển bằng smartphone, tự động tránh vật cản, bám vạch bằng line sensor hay nhận lệnh di chuyển bằng giọng nói và đương nhiên tất cả đều được lập trình bằng  CloverBlock.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN