Bộ đảo chiều động cơ điện 1 chiều dùng cảm biến từ

01/01/2018
bo-dao-chieu-dong-co-dien-1-chieu-dung-cam-bien-tu

Mạch tổ hợp điều khiển đảo chiều động cơ

Video test

Vỉ mạch điều khiển đảo chiều động cơ 1 chiều DC dùng CB từ và điều khiển từ xa

Ứng dụng: Điều khiển đóng mở cửa nhất là cửa cổng kéo ngang.

Nguyên lý:

Ở trên vỉ mạch này các bạn quan sát thấy có hai chiếc cảm biến từ ở bên phải và bên trái. Nó có tác dụng làm dừng động cơ khi có từ trường nam châm.

Ở giữ là vỉ điều khiển tư xa RF dùng sóng 315Mhz/433Mhz, ở mạch này tôi dùng phím A, B cho chức năng đóng hoặc mở, phím C cho chức năng dừng.

Có 2 Relay màu xanh dùng để đảo chiều động cơ, nguồn cho động cơ cấp riêng có thể dung điện 12v hoặc 24, 48 …. Nguồn cung cấp cho vỉ mạch là 5VDC-2A. Riêng về chiều quay của động cơ thì bạn có thể đảo hai đầu dây của động cơ để nó quay lại đúng chiều.

Phiên bản 1 sử dụng cảm biến từ và khiển từ xa như thế là ổn.  Với phiên bản 2 tôi thêm module cảm biến dòng khi mà động cơ chạy bị kẹt làm quá tải so với mức điều chỉnh trước đó thì module này đưa tín hiệu về mạch điều khiển ngắt khẩn cấp động cơ. Để điều chỉnh ngắt quá tải bạn quay chiết áp màu xanh, tăng độ nhạy quá tải theo chiếc kim đồng hồ và ngược lại. Có thể sử dụng bằng cách giữ cửa lại khi nó đang đóng  để thử tải.

Bạn chú ý chiều của cảm biến dòng. Nếu bạn đấu động cơ nối tiếp  với cảm biến dòng mà nó không hoạt động được thì bạn đảo lại hai dây nối với cảm biến dòng, vì cảm biến dòng có quy định chiếu của dòng điện.

Với biên bản thứ 3 chúng tôi lắp thêm bộ cảm biến khoảng cách tiện cập. Với cảm biến này chúng ta có khoảng cách nhận vật cản tối đa là 80cm. Các bạn có thể điều chỉnh khoảng cách nhận diện vật cản này bằng chiết áp đằng sau nó có đầu ốc vít, bạn xoay nó để điều chỉnh. Cách nhận diện từ 0- 80cm thường để khoảng 30-40cm. Bạn nên để ở mép cửa, khi cửa di chuyển kéo theo nó duy chuyển và nếu có vật cản khi đang đóng thì nó xẽ tự động dừng lại ngay.

Cảm biến từ nhận từ trường của nam châm, nên dùng loại nam châm thép trắng (Nam châm đất hiếm) cho khỏe, nam châm càng to càng khỏe, bạn sẽ gắn nó trên cửa, chuyển động theo cửa ra vào. Bộ mạch điện gắn cố định nền mép cửa cùng với động cơ. Chuyển động cửa sẽ làm từ trường nam châm tác động vào cảm biến từ này. Không cần phải tiếp xúc sát, từ trường càng lớn thì chúng ta để càng xa. Một vấn đề nữa, mỗi vị trí gắn nam châm ta nên gắn hai chiếc cách nhau từ 3-8cm để đề phòng do quán tính của động cơ cửa chạy quá đà làm cảm biến từ vượt qua khỏi từ trường của nam châm. Tóm lại bạn gắn sao cho khi cảm biến từ nhận được lệnh dừng của NC, khi cửa dừng thì cảm biến từ vẫn nằm trong khoảng có từ trường của NC.

Liên hệ:

Đ/c: 18/655 Nguyễn Văn Linh-P.Vĩnh Niệm-Lê Chân-Hải Phòng 
Email: giaiphapchung68@gmail.com
Hotline: 0936824969

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN