Nội quy lớp học robot

15/06/2019
noi-quy-lop-hoc-robot

Liên lạc của đội giảng viên

Tổ chức lớp: Trịnh Minh Cường, 0902209011, cuong@techmaster.vn
Giảng viên - trợ giảng - chuẩn bị thiết bị, cài đặt: Phan Hoàng Anh 01256729315 , hoanganhphan91@gmail.com  – Thanh: 01664422772

Nội quy lớp học Robot

  1. Không vứt rác bừa bãi trong lớp học, bỏ rác đúng nơi quy định
  2. Học viên phải giữ gìn bàn ghế, thiết bị và các tài sản chung của lớp học.
  3. Không chơi điện tử, nghe nhạc trong giờ học, gây ảnh hưởng tới các bạn khác trong lớp học.
  4. Không nói tục, chửi bậy và cư xử thiếu văn hóa trong lớp học, không sử dụng lời lẽ xúc phạm các bạn cùng lớp.
  5. Các hoạt động liên quan tới thiết bị cần có sự cho phép của giáo viên hướng dẫn để đảm bảo an toàn.
  6. Trước mỗi giờ học, học sinh cần đến sớm 15 phút để bật máy tính, kết nối internet và trao đổi với giáo viên hướng dẫn và các bạn cùng lớp về các kiến thức đã học.
  7. Cuối mỗi buổi học, các em học sinh cần ở lại 15 phút, tham gia dọn vệ sinh lớp học, sắp xếp đồ đạc, thiết bị gọn gàng, sạch sẽ.

Lưu ý khi sử dụng linh kiện

  1. Bộ linh kiện cần được kiểm số lượng linh kiện ngay sau khi nhận để tránh việc thiếu sót linh kiện trong hôp linh kiện.
  2. Các linh kiện trong khóa  học cần được sử dụng theo đúng hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Việc sử dụng linh kiện không đúng hướng dẫn có  thể dẫn tới việc hỏng hóc thiết bị.
  3. Linh kiện cần được sử dụng nhẹ  tay. Tránh việc quăng quật, ngồi lên, đá vào thiết bị, tất cả những việc trên có thể  khiến thiết bị không thể sử dụng được nữa.
  4. Có rất nhiều linh kiện và thiết bị được sử  dụng trong khóa học. Học viên nên sử dụng linh  kiện một cách gọn gàng, có đánh dấu ký hiệu hoặc viết tên vào linh kiện của mình để tránh mất mát, cầm nhầm trong quá trình học.
  5. Các thiết bị mà học viên cần thay do hỏng hóc hoặc cần mua bổ sung để học các nội dung nâng cao sẽ được mua với giá ưu đãi dành  cho các học viên trong khóa học để hỗ trợ các em trong  quá trình học tập.
  6. Để điểu khiển robot, học viên có thể dùng thiết bị có thể phát tín hiệu BlueTooth. Cách đơn giản nhất là sử dụng điện thoại Android. Điện thoại iOS cần phải có developer certificate và máy tính hệ điều hành Mac để nạp.

 

Thư gửi tới các bậc phụ huynh,

Lời đầu tiên chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các anh/chị/cô/chú đã ủng hộ và tin tưởng cho phép các em tham gia lớp học Đội Bóng Robot.

Để đảm bảo cho việc học tập chúng tôi xin gửi tới các anh/chị /cô/chú một số lưu ý để các em được tạo điều kiện tốt nhất khi tham dự lớp học

Lưu ý chung:

  • Các em rất cần sự động viên từ gia đình trong quá trình nghiên cứu.

Công nghệ robot hiện tại không còn quá khó nhưng cũng vẫn có những khó khăn nhất định. Việc gặp một khó khăn và cảm thấy nản chí là điều khó tránh khỏi. Những lúc như vậy, hãy khuyến khích các em liên lạc với giáo viên hướng dẫn (chắc chắn anh ta nắm công nghệ và biết câu trả lời)

  • Hạn chế các buổi nghỉ học (nếu cần phải nghỉ, hãy khuyến khích các em liên hệ với giáo viên hướng dẫn và tự nghiên cứu phần kiến thức đã bỏ lỡ)

Lượng kiến thức trong mỗi buổi học không quá nhiều. Tuy nhiên, trong đó có rất nhiều kiến thức nằm ngoài những kiến thức các em học ở trường. Mà những kiến thức này lại trở thành kiến thức nền tảng cho buổi sau. Việc các em bỏ lỡ những kiến thức này có thể khiến các em không thể tiếp thu trong buổi học kế tiếp. Điều này sẽ hạn chế các em trong buổi học và có thể khiến các em cảm thấy nản chí, thiếu tự tin vào bản thân và làm chậm tiến độ học tập của các bạn khác trong lớp học. Vậy nên, nếu các em cần phải nghỉ các buổi học, gia đình hãy khuyến khích các em liên hệ với giáo viên hướng dẫn để tìm hiểu nội dung và tự học nội dung đã bỏ lỡ.

  • Hãy để các em thể hiện những gì mình được học ở lớp.

Sau mỗi buổi học, các em sẽ điều khiển hoặc tìm hiểu được một công nghệ mới nào đó. Hãy đặt câu hỏi, để các em thể hiện kiến thức mình mới học. Hoạt động này giúp các em có động lực để học những công nghệ mới và cũng giúp phụ huynh hiểu về những điều các em đang học.

  • Máy tính là một thứ sẽ gắn bó với các em trong khóa học

Đây là một vấn đề hiện tại chúng tôi cũng chưa có lời giải cụ thể. Máy tính là công cụ rất cần thiết với các em trong khóa học và nếu các em biết tự nghiên cứu thì phụ huynh sẽ thấy thời lượng các em sử dụng máy tính sẽ là lớn (so với các bạn bè khác ở tầm tuổi các em). Các em cần một máy tính có thể chạy được các phần mềm để lập trình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu ở tầm tuổi các em, chiếc máy tính có thể đưa các em tới những trò chơi điện tử mà đa phần là vô bổ và hao tốn thời gian. Chúng tôi không có hướng giải quyết cụ thể cho vấn đề này. Tuy nhiên, chúng tôi hi vọng các phụ huynh có thể tạo điều kiện cho các em sử dụng máy tính, cũng như giải thích cho các em về tác hại của các trò chơi điện tử vô bổ.

Lưu ý cho các phụ huynh của các em chưa tới buổi học thứ nhất của lớp học robot:

Nội dung của buổi học thứ nhất là trao đổi về công nghệ robot và cài đặt các phần mềm sẽ trở thành nền tảng lập trình phần cứng cho các em trong tương lai.

Việc cài đặt và chạy ổn thỏa các phần mềm này là BẮT BUỘC cần có cho các buổi học của các em.

Các phần mềm cần cài đặt bao gồm:

  • Arduino IDE và các driver (bắt buộc, dễ cài đặt), link download tại đây

Arduino IDE là phầm mềm có tác dụng dịch mã lệnh và chuyển mã lệnh vào vi điều khiển. Phần mềm này là cốt lõi của các công nghệ sẽ được hướng dẫn trong khóa học. Nếu không có phần mềm này hoặc phần mềm này khó sử dụng vì một lý do nào đó, các em sẽ gặp rất nhiều trắc trở trong khóa học và  có khả năng không thể hoàn thành các nội dung trong khóa học.

Phần mềm hiện nay đã được hỗ trợ cài cùng các driver để nhận dạng vi điều khiển được kết nối vào máy tính. Vì vậy khi cài đặt máy sẽ hỏi các phần mềm cần cài đặt, trong đó có các driver. Hãy chấp nhận cài đặt các driver đó.

Để đảm bảo các phần mềm này hoạt động tốt, đề nghị các phụ huynh cài đặt sẵn phần mềm này ở nhà và đến sớm để nạp thử chương trình vào vi điều khiển

  • Proteus 7.0 (không bắt buộc, khó cài đặt)

Đây là phần mềm có chức  năng mô phỏng các thiết bị và linh kiện điện tử, dùng cho việc thử nghiệm mã lệnh trong khi chưa có linh kiện điện tử phù hợp.

Phần mềm này tương đối phức tạp trong cài đặt. Khi crack, các phụ huynh và các em cần chú ý đọc thật kỹ hướng dẫn cài đặt và làm theo. Một bước làm sai có thể dẫn tới việc không thể crack và buộc phải gỡ cài đặt phần mềm, xóa bỏ các dữ liệu liên quan và cài lại từ đầu. Phần mềm này có thể tìm và tải được từ trên mạng. Việc cài đặt thành công phần mềm này là một lợi thế rất lớn trong quá trình học

  • Fritzing (không bắt buộc, dễ cài đặt), cài đặt tại đây

Đây là phần mềm vẽ hình để thể hiện, giúp người xem hình dung cách các linh kiện được kết nối. Phần mềm này  không có chức năng mô phỏng mạch điện nhưng khá dễ cài đặt và nên có trong máy tính.

  • Teamviewer (bắt buộc, dễ cài đặt)

Phần mềm này giúp các em nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn từ xa bằng hình ảnh cũng như thực hiện các buổi thuyết trình từ xa (hoặc gần) mà không cần có sự hỗ trợ của máy chiếu. Phần mềm này rất nên có trong quá trình các em tự nghiên cứu và cần sự hướng dẫn của giáo viên hỗ trợ.

Chúng tôi khuyến khích máy của các em được cài đặt cả 4 phần mềm. Tuy nhiên, ARDUINO IDE và các driver có liên quan là quan trọng nhất và phần mềm này bắt buộc phải có trước khi các em bắt đầu những buổi học đầu tiên. Phụ huynh của các em chưa cài đặt phần mềm trong máy đề nghị cài trước (ít nhất là phần mềm này) và đến sớm ở buổi học kế tiếp để chạy thử xem phần mềm có hoạt động tốt hay không.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và chúc các em có được niềm đam mê với công nghệ robot sau khi kết thúc khóa học.

Tính cách cần có của người làm kỹ thuật

  1. SÁNG TẠO. Sự sáng tạo sẽ giúp chung ta tìm ra những ý tưởng mới, tạo ra những sản phẩm mới.
  2. KIÊN NHẪN. Công nghệ robot tuy đã được đơn giản hóa đi rất nhiều, nhưng đó vẫn không phải là việc trong một sớm một chiều. Học tập về công nghệ robot cần thời gian và tính nhẫn nại sẽ giúp chúng ta vượt qua những khoảng thời gian đó.
  3. CHẲM CHỈ. Sự chăm chỉ giúp các em tiến nhanh hơn, vì các em đã dành nhiều thời gian và công sức hơn.
  4. KHÔNG NGẠI KHÓ. Khó khăn là điều tất yếu với những nhà khoa học. Nó sẽ tìm đến và vùi dập họ không thương tiếc, nhưng nó cũng đến để tìm ra những kẻ đủ bản lĩnh để vượt qua và mang lại những tri thức, ứng dụng mới cho xã hội.
  5. QUEN VỚI THẤT BẠI. Thất bại chỉ cho chúng ta biết điều gì là sai. Thất bại đủ một số lần, các bạn sẽ đi đúng đường.
  6. CÓ TINH THẦN TỰ HỌC. Kiến thức là do mình chủ động tìm kiếm, ai chủ động học chắc chắn học nhanh hơn. Nếu chỉ học những gì người khác dạy. Chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua họ.
  7. KHẢ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Muốn học nhanh một kiến thức mới các em cần có khả năng học tập độc lập để tiến lên mà không phụ thuộc vào người khác. Nhưng muốn hoàn thành những dự án lớn, các em cần có đồng đội, đó là lý do “muốn đi xa thì đi cùng nhau”.
  8. CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI CỘNG ĐỒNG. Nếu sản phẩm của nhà sáng chế không đem lại lợi ích cho cộng đồng, anh ta tài giỏi đến đâu cũng vô nghĩa.
  9. TÔN TRỌNG BẢN QUYỀN. Tôn trọng phát minh của người khác là tôn trọng chính sản phẩm của mình
  10. KHÔNG GIỚI HẠN BẢN THÂN. Những gì bạn biết là kiến thức của bạn không phải giới hạn của bạn. Đừng bao giờ nghĩ có vấn đề gì là không thể giải quyết. Nếu bạn gặp chúng, hãy nghĩ làm như thế nào.
  11. KHIÊM NHƯỜNG. Nhà khoa học có giỏi đến đâu thì kiến thức của anh ta vẫn là giọt nước giữa đại dương mênh mông.
  12. CẢM THÔNG. Con người chỉ có thể hướng thiện chứ không thể hoàn thiện. Không ai có thể hoàn hảo. Vậy hãy cảm thông và dùng khả năng của mình để giúp đỡ mọi người.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN